Các quyền dân sự và chính trị Nhân quyền tại Việt Nam

Biểu ngữ tuyên truyền nhân quyền tại Việt Nam có nội dung "Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội"

Chính phủ Việt Nam khẳng định nhân quyền luôn được bảo vệ và phát triển, đồng thời tuyên bố sẵn sàng hợp tác và đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có cả Hoa Kỳ để tăng cường hiểu biết lẫn nhau về những khác biệt, kể cả vấn đề nhân quyền.[116]

Bộ Ngoại giao Anh có những nhận xét khá khái quát về tình hình nhân quyền Việt Nam, theo đó thì trong thời gian gần đây (năm 2010) đã có những thay đổi trong vấn đề nhân quyền tại Việt Nam đang đi theo quỹ đạo tích cực. Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều diễn biến đáng lo ngại mới nảy sinh và vẫn tồn tại một số vấn đề đáng quan ngại, chủ yếu là các vấn đề tự do ngôn luận, tự do báo chí và án tử hình".[117][118]

Trong báo cáo năm 2009 về nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ có phần nhân quyền tại Việt Nam, với nội dung ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề vi phạm nhân quyền.[119] Theo báo cáo này, Chính quyền Việt Nam đã "tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tự do báo chí, ngôn luận, đi lại, tụ họp và lập hội, đi ngược lại với những hiệp ước Nhân quyền đã ký kết". Mặc dù vậy, một số ý kiến từ phía nước Mỹ cũng cho rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam vẫn đạt được những tiến bộ nhất định. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là Peterson trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết, những tiến bộ đạt được của Việt Nam về nhân quyền trong 15 năm qua là rất quan trọng, Khi ông đến Việt Nam làm đại sứ, các cơ sở hành đạo tại gia hoàn toàn bị cấm, hiện tại nhiều cơ sở được cho phép hoạt động và nhiều áp lực đã được dỡ bỏ. Hay nói cách khác Việt Nam đã có những tiến bộ. Ông cũng bày tỏ chính kiến khi cho rằng "không thể đánh giá tình hình nhân quyền của một quốc gia trên chuẩn 100% hài lòng. Hoa Kỳ cũng như không một quốc gia nào khác có thể đáp ứng nhu cầu đó. Thang điểm 100% hài lòng về mặt nhân quyền là điều không thể đạt được tại một quốc gia".[120] Tuy nhiên báo cáo này bị phía Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng: "Báo cáo Nhân quyền năm 2009 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại đưa ra những nhận xét không khách quan dựa trên những thông tin sai sự thật về tình hình thực tế ở Việt Nam" Đồng thời, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho rằng: "Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền con người. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc bảo đảm quyền con người trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính người dân Việt Nam là người thụ hưởng và hiểu rõ nhất điều này. Cộng đồng quốc tế đã ghi nhận và đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam. Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác và đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ để tăng cường hiểu biết lẫn nhau về những khác biệt, kể cả vấn đề quyền con người"[121]

Sách trắng Nhân quyền 2018 của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định với tinh thần "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" trong Tuyên ngôn độc lập, trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước. Công cuộc đổi mới toàn diện của Việt Nam hiện nay dựa trên 03 trụ cột chính:

  1. Tăng trưởng bền vững
  2. Tiến bộ và công bằng xã hội
  3. Pháp quyền và quyền con người

Chính sách nhất quán và bảo đảm quyền con người được lồng ghép vào mọi chiến lược và chương trình phát triển của đất nước nhằm đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam, những người từng sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc. Đó là những khát vọng về việc được thực hiện đầy đủ các quyền tự do cơ bản và từng bước được bảo đảm tốt hơn về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người dân tại một quốc gia đang phát triển, còn khó khăn về nhiều mặt.

Trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã triển khai các biện pháp đồng bộ để đầu tư cho con người và đạt nhiều thành tựu quan trọng, thực chất trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người. Mức sống của người dân ngày càng tăng, người dân Việt Nam dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa được hưởng ngày càng nhiều quyền và tự do hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đó trong lịch sử. Trên thực tế, các thành tựu và phát triển kinh tế, xã hội và tăng cường hội nhập quốc tế đã tạo ra các điều kiện vật chất và nguồn lực để Việt Nam bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của nhân dân.

Tăng cường nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật, chính sách nhằm đảm bảo tốt hơn quyền con người là một trong những ưu tiên cao nhất của Nhà nước Việt Nam. Pháp luật Việt Nam thể hiện đầy đủ các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được thừa nhận trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người và các công ước quốc tế chủ chốt của Liên hợp quốc về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Với Hiến pháp 2013 và Chương trình cải cách tư pháp đến năm 2020, quyền con người tiếm được được bảo đảm và tăng cường thông qua việc xây dựng một nền tư pháp trong sạch, nghiêm minh, công bằng, vững mạnh và dân chủ. Điều này được thể hiện bằng việc trong thời gian qua, Quốc hội Việt Nam-cơ quan đại diện tối cao của quyền lực nhân dân-đã ban hành nhiều bộ luật mới cũng như chỉnh sửa, bổ sung các bộ luật trước đó. Đặc biệt, các nội dung liên quan đến quyền con người được đặt ở các vị trí trang trọng, có nội dung phù hợp với các Công ước, điều ước quốc tế chủ chốt về quyền con người. Dự thảo được công khai trên Internet để lấy ý kiến toàn dân.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện để bảo đảm và tăng cường quyền con người ở Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đển nâng cao mức sống của người dân cũng như đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ những người yếu thế, các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật bằng các chính sách xóa đói, giảm nghèo, phòng chống mua bán người, chống lao động cưỡng bức, chống bạo hành trẻ em,... Bất chấp việc từ năm 2014, chi tiêu công bị cắt giảm, chi ngân sách cho an sinh xã hội trong nhiều lĩnh vực không những không giảm mà còn tăng, đặc biệt là chi cho nhóm những người dễ bị tổn thương. Các tiếp cận về nhân quyền của Việt Nam được nhiều nước và Liên Hợp quốc ủng hộ với minh chứng là việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp quốc.

Hợp tác quốc tế về nhân quyền và một trong những ưu tiên của Nhà nước Việt Nam. Sự đóng góp của Việt Nam với cộng động quốc tế về nhân quyền đã được các nước và các tổ chức quốc tế của Liên Hợp quốc công nhận. Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia và đóng góp có trách nhiệm vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, sự minh bạch và vai trò của Hội đồng như một cơ chế quan trọng nhất của Liên Hợp quốc về quyền con người.[122]

Tự do tư tưởng

Điều 15, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định rằng thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.[123] Điều này được nhắc lại trong Điều 37, Hiến pháp năm 2013.[4]

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng và của Cách mạng Việt Nam.[124]. Các chính phủ phương Tây và các tổ chức nhân quyền quốc tế tại phương Tây một số nước trong Liên Hợp Quốc và EU vẫn luôn phê phán Việt Nam về vấn đề tư do tư tưởng. Theo định nghĩa dân chủ của các quốc gia phương Tây, công dân trong quốc gia có quyền tự do quyết định tư tưởng đảng phái chính trị mà mình theo, họ có quyền phê phán trực tiếp nhà nước chính phủ. Tại Việt Nam, đa nguyên về chính trị và đa đảng được cho là không cần thiết khi thể chế đa đảng không đảm bảo việc phát huy đầy đủ dân chủ, bảo vệ nhân quyền. Dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho giai cấp nào. Dân chủ chỉ được đảm bảo và nhân quyền chỉ được bảo vệ khi đảng cầm quyền đại diện và bảo vệ cho lợi ích toàn dân.[125]

Ở Việt Nam có Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban này là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và một số lĩnh vực xã hội; đồng thời là cơ quan chuyên môn - nghiệp vụ về các lĩnh vực công tác này của Đảng.[126]

Hiện tại, giáo dục chính trị được lồng vào trong nhà trường phổ thông và đại học thông qua các môn thời lượng lớn như Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Lịch sử Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục vận động các phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Theo nhìn nhận của đài BBC, một cơ quan truyền thông thiếu thiện cảm với Việt Nam thì những chiến dịch như vậy là công cụ ý thức hệ truyền thống của người cộng sản, nhằm đề cao tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thúc đẩy và duy trì lòng trung thành yêu nước-yêu Đảng của người dân.[127][128][129][130]

Tại Việt Nam, Hiến pháp cho phép người dân được biểu tình, lập hội và các hình thức thế hiện quan điểm khác nhau nhưng quan điểm phải dựa trên sự thật, có thể kiểm chứng được, không có tình vu khống, bịa đặt. Điều 40, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó". Đồng thời, Nhà nước Việt Nam cũng xác định rõ, họ có trách nhiệm trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.[4] Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vẫn thường thông qua báo cáo nhân quyền do Chính phủ Việt Nam soạn về tình hình trong nước.

Tự do ngôn luận và tự do thông tin-báo chí

Biểu trưng của tổ chức Ân xá Quốc tế, một cơ quan quốc tế từng đưa ra nhiều nhận xét về nhân quyền tại Việt Nam

Điều 69, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận". Điều 25, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".[4]

Hiện tại, Việt Nam chưa có một tờ báo tư nhân nhưng có rất nhiều cơ quan truyền thông tư nhân. Theo Nghị định Nghị định 94/2017/NĐ-CP, Nhà nước Việt Nam được độc quyền đối với việc cung ứng dịch vụ công ích trong hoạt động phát hành báo chí cũng như xuất bản phẩm trừ in ấn và phát hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam.[131] Phía Nhà nước Việt Nam muốn tránh tình trạng báo chí bị các nhóm lợi ích chi phối như Hoa Kỳ và các nước phương Tây, hậu quả là lợi ích của cộng đồng bị phương hại.[132]

Đối với hoạt động của báo chí nước ngoài, Nhà nước Việt Nam quy định tại Nghị định số 88/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam

"Mọi hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam chỉ được phép tiến hành sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định này và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Phóng viên không thường trú phải hoạt động theo đúng mục đích và chương trình đã được ghi trong Giấy phép và theo sự hướng dẫn của cơ quan hướng dẫn phóng viên (trong nước). Chương trình hoạt động của phóng viên không thường trú có thể được điều chỉnh, bổ sung sau khi được phép của Bộ Ngoại giao.[133]

Một số Blogger có tiếng nói phê phán Chính phủ cũng bị bắt giam với tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước (như Blogger Điếu cày, Basam...)[134] Về phía các cơ quan Tư pháp của Việt Nam, căn cứ vào các quy định pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia thì những người này đã lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để hoạt động gây phương hại cho lợi ích công cộng và lợi ích của các cá nhân, tổ chức khác, trong đó có việc cung cấp các thông tin không đúng sự thật.[135][136]. Về phía lực lượng Công an Việt Nam, lực lượng này đã bắt quả tang việc Nguyễn Hữu Vinh (anh ba sàm) đang đưa những bài viết có nội dung sai sự thật, chống phá Nhà nước lên mạng Internet và đã thu được nhiều tài liệu, bài viết liên quan.[137] Đồng thời, cơ quan An ninh Điều tra của Công an Việt Nam cũng cung cấp các bằng chứng chứng minh việc Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Văn Hải (Điếu cày) nhận tiền tài trợ bất hợp pháp từ nước ngoài.[138][139][140][141] Theo Công ước Munich (1970) về Quyền và nghĩa vụ của Nhà báo, điều đầu tiên là phải cung cấp thông tin đúng sự thật và chỉ cung cấp thông tin từ các nguồn có thể kiểm chứng được.[142]

Chính quyền Việt Nam đã phủ nhận việc chặn Facebook.[143] Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng ra quyết định 97 kèm theo Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ,[144] và không cho phép các nhóm tư nhân nghiên cứu đánh giá về chính sách của nhà nước, dẫn tới sự tan rã của Viện nghiên cứu Phát triển.[145] Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển thì không một nước nào ban hành danh sách hạn chế các lĩnh vực được phép nghiên cứu,[146] và "Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, Quyết định 97/2009/QĐ-TTg...vi phạm nghiêm trọng về thủ tục và nội dung, vi phạm Nghị định thư gia nhập WTO và vì thế là không hợp pháp. Nếu không hủy bỏ Quyết định 97/2009/QĐ-TTg, thì những người chỉ đạo, tham gia vào việc soạn thảo, thẩm định dự thảo quyết định và ký quyết định có thể bị tố cáo phạm pháp, Chính phủ Việt Nam có thể có khả năng bị kiện ra WTO".[147] Và ông gọi đây là một "đòn giáng mạnh vào quyền tự do tri thức".[148] Tuy nhiên, phía Chính phủ Việt Nam lại cho rằng họ không hề ngăn cản quyền truy cập thông tin trên không gian mạng như Tổ chức Ân xá quốc tế hay Nguyễn Quang A nói.[149] Phía Nhà nước Việt Nam cho rằng, họ chỉ đang ngăn chặn những thông tin độc hại như khiêu dâm, lạm dụng trẻ em hay các thông tin sai sự thật trên không gian mạng. Đồng thời, phía Nhà nước Việt Nam cũng đưa ra những ví dụ về các thông tin cực đoan bị ngăn chặn ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây.[150]

Ngày 23/10/2010, Lê Nguyễn Hương Trà, một blogger với biệt danh Cogaidolong bị cơ quan công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ vì hành vi "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo 258 BLHS.[151][152][153] Năm 2007, bà Trà từng bị ca sĩ Phương Thanh khởi kiện đòi xin lỗi vì cho rằng, trên blog Cô gái đồ long, Hương Trà đã viết không đúng sự thật về live show "Mưa" của ca sĩ này.[154] Báo điện tử Gia đình và xã hội trích lại nguồn của báo điện tử Vietnamnet cũng đã dẫn chứng một số trường hợp blogger bị bắt giữ tại các nước phương Tây như năm 2006, cảnh sát Ý đã phạt tiền blogger 59 tuổi Roberto Mancini 16,900 USD vì tội nói xấu người khác. 4 người, trong đó có 2 phóng viên, đã kiện ông Mancini rằng nội dung trên blog của ông viết về báo chí địa phương với những từ ngữ chế nhạo, nhiều khi thô lỗ. Năm 2004, tại Pháp, blogger Christopher đã chỉ trích thị trưởng thành phố Puteaux trên blog và do lời lẽ chỉ trích đi quá đà nên anh này đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ. Tại Mỹ, blogger bị kiện bởi nhiều lý do như đăng ảnh của diễn viên nổi tiếng Jenifer Aniston mà không được phép.[155]

Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby, ngày 11/05/2017 đã thừa nhận rằng Việt Nam đã có những cải thiện trong vấn đề tự do tôn giáo trong năm qua

Theo báo cáo của Human Rights Watch,[102] Chính phủ Việt Nam tiếp tục giữ tù nhân chính trị, những người đã bày tỏ quan điểm bất đồng với chính sách của chính phủ. Việt Nam không có tư pháp độc lập, và không có quyền được xét xử công bằng và nhanh chóng. Các tổ chức nhân quyền không được phép hoạt động. Chính phủ đang cố gắng giải quyết vấn đề lao động trẻ em. Tuy nhiên, phía chính phủ Việt Nam cho rằng ở Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm.[156] Một số nhóm mà HRW cho là các tổ chức nhân quyền thì Chính phủ Việt Nam lại cho rằng đó là những tổ chức khủng bố hay bạo loạn chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng những tổ chức này thường lợi dụng luận điệu “phản biện xã hội”, đấu tranh vì “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm xuyên tạc chủ trương, chính sách của họ đồng thời kích động lòng thù hận trong các cộng đồng dân cư, giữa các nhóm sắc tộc, tôn giáo.[157] Đặc biệt, phía Việt Nam đã cung cấp nhiều bằng chứng chứng minh hoạt động âm mưu bạo loạn, gây rối xã hội của các nhóm này.[158][159][160]

Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mới có một số chế tài đối với hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để vi phạm pháp luật, mà ở Hoa Kỳ, CHLB Ðức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore,... đều có luật và điều khoản luật xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí.[161]

Bản đồ thế giới phân hạng chỉ số tự do báo chí năm 2009 của tổ chức Phóng viên không biên giới

Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc đang làm Chủ tịch Quốc hội cho rằng: "hoạt động báo chí đã đóng góp to lớn và quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước. Báo chí đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, cổ vũ nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phản ánh trung thực, sinh động ý chí, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những vấn đề bức xúc, nóng bỏng của cuộc sống, góp phần tổng kết thực tiễn, hoạch định chính sách, tham gia quá trình giám sát và phản biện xã hội, quản lý đất nước. Báo chí cũng đã phát hiện, biểu dương, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ kỷ cương pháp luật; giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc, truyền bá văn hóa, nâng cao dân trí, nhận thức chính trị và trách nhiệm xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ; đồng thời góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế..."[162]

Ngày 06/01/2011, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản",[163] theo đó sẽ xử phạt "các hành vi như không viện dẫn nguồn tin,, đưa tin giả mạo, không ghi rõ tên họ thật hay bút danh tác giả; hoặc sử dụng tin bài nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả..".

Thực tế, Việt Nam là nước nằm trong nhóm 20 nước dùng internet nhiều nhất thế giới.[164]

Tổ chức theo dõi tự do báo chí Phóng viên không biên giới giữ tên Việt Nam lại trong danh sách Kẻ thù của mạng internet, bên cạnh Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Iran, Miến Điện, CHDCND Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Syria, Tunisia, TurkmenistanUzbekistan.[165] Tổ chức này cũng từng ra đánh giá thường niên xếp Việt Nam ở vị trí thứ 165 trên tổng số 178 nước trong bảng danh sách tự do báo chí.[166][167] Theo phía Việt Nam, các nhận định của tổ chức Phóng viên không biên giới về tự do báo chí và ngôn luận ở Việt Nam và bảng xếp hạng của tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) không khách quan và đáng tin cậy. Các báo cáo của RSF thường cố tình che giấu các hành vi vi phạm tự do báo chí của Hoa Kỳ và các nước phương Tây nhưng lại thổi phồng những hiện tượng ở các quốc gia bị phía Hoa Kỳ cho rằng là không có tự do báo chí. Phía Việt Nam cũng cho rằng phương pháp điều tra và xây dựng bảng xếp hạng của RFS có nhiều vấn đề, tính thuyết phục thấp. Ở các nước châu Âu, RFS dựa vào các chuyên gia với số lượng hàng chục người nhưng đối với các nước châu Phi thì số lượng người được hỏi chưa bao giờ quá 5 người, uy tín xã hội của những người ở châu Phi chưa được thẩm định thậm chí là những người có nhiều định kiến với xã hội nên chất lượng không khách quan. 87 câu hỏi do RSF đặt ra chưa có tính toàn diện. Phương pháp "người mù một mắt" của RSF còn rất nhiều hạn chế dẫn tới việc đánh giá không sát với thực tế.[168][169]

Năm 2014, phía Vương quốc Anh thừa nhận Việt Nam cũng đạt được một số tiến bộ về các quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới nhưng hai bên vẫn còn khác biệt trong vấn đề án tử hình. Trên nhiều khía cạnh, Việt Nam đã đạt được tiến bộ xuất sắc trong việc thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).[170]

Chính phủ Việt Nam báo cáo rằng Người dân Việt Nam ngày càng tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là Internet, với khoảng 20 triệu người truy cập, chiếm 23,5% dân số, cao hơn mức trung bình của châu Á (18%). người dân Việt Nam còn được tiếp cận với hàng chục hãng thông tấn, báo chí và kênh truyền hình nước ngoài, như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN và nhiều báo, tạp chí quốc tế lớn khác.[103]

Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định: "Nếu vì đảm bảo an ninh mạng mà chúng ta không sử dụng mạng, không ứng dụng tiến bộ của mạng thì rõ ràng rất lạc hậu, không thể chơi được với ai, không thể hội nhập với thế giới". Theo Thượng tướng Tô Lâm, cơ quan soạn thảo quan niệm dòng chảy của thông tin giống như hệ tuần hoàn của cơ thể con người. Mạch máu và hệ tuần hoàn càng lưu thông, càng phát triển tốt thì cơ thể càng khỏe mạnh. An ninh, an toàn phải làm sao để hệ tuần hoàn đó không bị nghẽn mạch, không bị đột quỵ, tắc nghẽn. "Dòng máu đó phải làm sao có nhiều oxy, nhiều chất dinh dưỡng thì mới nuôi được cơ thể, chứ máu đỏ ít, máu đen thì nhiều, oxy ít, cacbonic nhiều thì rất nhức đầu, hệ thần kinh bị ảnh hưởng ngay. Nôm na là an ninh mạng phải giữ được hệ tuần hoàn thông suốt".[171]

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

"Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam đã được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật; được đảm bảo ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng.

Tính đến tháng 3/2013, cả nước có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm (so với 676 cơ quan và gần 700 ấn phẩm của năm 2009); gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; 01 hãng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền hình, 101 kênh truyền hình và 78 kênh phát thanh, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội và 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động (năm 2011 chỉ có 46 báo điện tử và 287 trang thông tin điện tử). Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lãnh thổ và phủ sóng qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Trên 90% hộ gia đình bắt được sóng Đài Truyền hình Việt Nam, so với 85% năm 2008.

Người dân Việt Nam được tiếp cận với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có những kênh được phát rộng rãi trên thế giới như CNN, BBC, Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia Network... Tất cả các hãng thông tấn và báo chí lớn của thế giới đều đến với người dân Việt Nam thông qua mạng internet như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN, Kyodo, Economist, Financial Times... Có 20 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo và tạp chí nước ngoài in bằng nhiều thứ tiếng được phát hành rộng rãi tại Việt Nam.

Hiện Việt Nam có 64 nhà xuất bản (năm 2009 chỉ có 55 nhà xuất bản), với tốc độ tăng bình quân số lượng xuất bản phẩm hàng năm là 5-10%. Năm 2012, ngành xuất bản tại Việt Nam đã xuất bản 28.009 xuất bản phẩm với khoảng 301.717.000 bản.

Nhà nước Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và các quyền tự do cơ bản của nhân dân."[172]

Quyền tự do bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Quyền tự do lập hội và hội họp

Điều 69, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đảm bảo quyền tự do lập hội, hội họp và biểu tình của công dân. Theo ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban bí thư: "Việt Nam chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng, và dứt khoát không đa nguyên đa đảng. Điều đơn giản là Việt Nam đã có lúc đa đảng; tức là năm, 1946 khi chúng tôi Tổng tuyển cử lần đầu tiên thì cũng đã có mấy đảng tham gia. Nhưng khi thực dân Pháp quay lại xâm lược đất nước chúng tôi thì chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng chiến để bảo vệ tổ quốc. Và bây giờ thì Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc".[3] Theo điều 25 Hiến pháp năm 2013, công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.[4] Tuy nhiên, việc xây dựng các văn bản luật về việc lập hội vẫn đang được thảo luận.[5]

Quyền tự do bầu cử, ứng cử và tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định tại các điều 27, 28, 29 của Hiến pháp năm 2013. Ngoài Hiến pháp, các quyền này còn được quy định tại các văn bản pháp luật như Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo. Đặc biệt, vào năm 2015, Việt Nam ban hành Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Theo đó, bầu cử được tiến hành theo phương thức bình đẳng, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, vùng miền, trình độ văn hóa, thời gian cư trú, thực hiện theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Đồng thời, luật này cũng quy định rõ về các hoạt động vận động tranh cử, tuyên truyền, trình tự bỏ phiếu, kiểm phiếu,...

Theo tạp chí Tuyên giáo của Ban Tuyên giáo Trung ương, lập hội và hội họp là một trong những quyền cơ bản của công dân Việt Nam được ghi nhận xuyên suốt trong tất cả các bản Hiến pháp được Quốc hội Việt Nam thông qua từ trước đến nay. Việc cho rằng Nhà nước Việt Nam đang "e dè" về quyền tự do lập hội là những ý kiến mang tính "chọc gậy bánh xe". Thực tế, không gian dân sự cho xã hội đã và vẫn đang tồn tại. Trước thời điểm Luật về hội được thông qua, tại Việt Nam đã tồn tại rất nhiều hội, nhóm dân sự hoạt động và các hội và hoạt động của họ không hề bị kiểm soát hay can thiệp trái pháp luật. Những người lợi dụng các vấn đề tự do, dân chủ nhằm đầu cơ chính trị đã cố tình lờ đi một thực tế: Quyền hội họp, lập hội của công dân Việt Nam vẫn được Hiến pháp, pháp luật Việt Nam ghi nhận, bảo đảm và bảo vệ, vẫn được thực thi bình thường trong cuộc sống. Các vướng mắc nảy sinh chưa đến mức cấp thiết phải sửa đổi hay xây dựng luật về hội mới ngay lập tức trong các thời điểm trước khi có Luật về hội.[173]

Các cuộc biểu tình của sinh viên, giới trí thức về Hoàng Sa, Trường Sa thời gian đầu cho phép nhưng sau đó bị ngăn cấm, một số người tham gia, vì nhiều lý do khác nhau, bị giam giữ, cảnh cáo hoặc đi tù (như Người Buôn gió, Điếu cày, Phạm Thanh Nghiên, Mẹ Nấm...).[174][175][176] Chính quyền Việt Nam cũng không cho phép việc khiếu kiện với nhiều chữ ký cùng một đơn, gây khó khăn cho việc khiếu kiện tập thể.[177]

Nổi bật nhất trong năm 2009, luật sư Lê Công Định là người Việt Nam được công chúng biết đến trong phong trào đòi dân chủ - đa nguyên đã bị bắt và bị tòa án kết tội với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, vi phạm điều 79 bộ luật hình sự.[178][179] Ông Lê Công Định đã lên truyền hình nhận tội là đã vi phạm luật pháp của Chính phủ Việt Nam và xin được khoan hồng. Ông bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Một số người khác trong nhóm đấu tranh nhân quyền của ông cũng bị đi tù từ 17 năm đến 3 năm. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ quan ngại về việc bắt luật sư Lê Công Định, cho rằng việc này đi ngược lại với cam kết của chính phủ Việt Nam trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và pháp quyền và yêu cầu chính phủ Việt Nam thả ông.[180] Trong quá trình khám xét nơi ở của Lê Công Đinh, cơ quan điều tra an ninh đã thu giữ được rất nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, sai sự thật nhằm chống phá đường lối, chính sách kinh tế - xã hội, vu khống bôi nhọ lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo của chính quyền, gây chia rẽ, mất lòng tin trong các tầng lớp nhân dân. Thông qua việc bào chữa cho một số đối tượng tội phạm gây rối trật tự xã hội, Lê Công Định đã thực hiện ý đồ chống phá, xuyên tạc Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Trả lời các phóng viên tại cuộc họp báo, thiếu tướng Hoàng Kông Tư cho biết việc bắt khẩn cấp Lê Công Định được tiến hành theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra đã có đầy đủ căn cứ.[181]

Theo Thiếu tướng Nguyễn Khắc Khanh, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, thông tin, truyền thông. Tổng cục An ninh - Bộ Công An thì hoạt động biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đã bị các đối tượng cơ hội chính trị lợi dụng gây rối, mất trật tự xã hội, ảnh hưởng xấu đến công việc làm ăn của nhân dân và các doanh nghiệp chân chính. Các đối tượng này thường vu khống chính quyền Việt Nam bất lực trước Trung Quốc trong khi Việt Nam lại là nước phản đối Trung Quốc mạnh mẽ nhất tại ASEAN.[182][183] Thậm chí tại hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN, hội nghị đã không thể đưa ra thông cáo chung do sự phản đối quyết liệt của Việt Nam đối với các hành vi xâm phạm trái phép chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông.[184][185]

Tình hình người dân muốn tụ tập và phát biểu chính kiến tuy được bảo đảm trong Hiến pháp nhưng chưa có luật quy định về quyền này nên mãi đến cuối tháng 9 năm 2011 chính phủ mới đưa ra dự án "Luật biểu tình". Dự án này được giao cho Bộ Công an soạn.[186]

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

"Quyền tự do lập hội, hội họp được quy định trong Hiến pháp (điều 69) và được pháp luật bảo vệ bằng nhiều văn bản luật và dưới luật. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân, tổ chức ở Việt Nam thành lập hội và tạo cơ chế, chính sách cho hoạt động của các hội, đảm bảo quyền lập hội của công dân. Hiện Việt Nam đang xây dựng các luật về lập hội, luật biểu tình… nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tự do của người dân.

Ở Việt Nam hiện có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc, liên tỉnh, thành phố (so với 380 hội năm 2009); 20 tổ chức công đoàn ngành; trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở cấp địa phương, hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.[172]

Nhà nước Việt Nam coi việc phát huy dân chủ tại cơ sở là một trong những biện pháp đảm bảo sự thắng lợi của công cuộc Đổi mới. Theo đó, Nhà nước Việt Nam chủ trương tăng cường dân chủ trực tiếp, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Hiện tại, thu thập rộng rãi ý kiến người dân đã trở thành thủ tục bắt buộc trước khi đệ trình các văn bản luật và các dự án lớn lên quốc hội. Đặc biệt, ngày 25/11/2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Trưng cầu dân ý.[187]

Quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng

Điều 70, Hiến pháp Việt Nam quy định Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Chính phủ về nguyên tắc cho phép tự do tôn giáo và công nhận Phật giáo, Công giáo, Tin Lành,Hòa Hảo, Cao Đài, và Hồi giáo.

Bác cáo của chính phủ Việt Nam cho biết khoảng 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng của con người và không ngừng phấn đấu đảm bảo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân.[103]

Tính đến 2008, ở Việt Nam có 12 tôn giáo, trong đó một số tôn giáo có đông tín đồ như Phật giáo, Công giáo, Tin lành... Các sinh hoạt tôn giáo, đặc biệt các ngày lễ lớn hàng năm của nhiều tôn giáo được tổ chức trọng thể với hàng trăm nghìn tín đồ tham gia. Đặc biệt, Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc năm 2008 được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 4.000 tăng ni, phật tử trong đó có khoảng 2.000 chức sắc, tín đồ đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Các cơ sở thờ tự liên tục được cải tạo hoặc xây mới. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chủ động tham gia nhiều hoạt động y tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo…[103]

Theo AFP, Hạ viện Hoa Kỳ ngày 16/12/2010 thông qua một nghị quyết có tính biểu tượng, để tăng sức ép với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam vào danh sách CPC, tức danh sách các nước đặc biệt đáng quan tâm về tự do tôn giáo, là các nước đã có những "vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do tôn giáo".[188] Ngày 05/01/2011, ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội Hoa Kỳ khóa 112, một dự luật có tên "Đạo luật Chế tài Nhân quyền Việt Nam" (Vietnam Human Rights Sanctions Act) do Dân biểu Ed Royce soạn thảo đã được đề xuất lên Hạ viện, trong đó cấm không cho các giới chức chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền được vào nước Mỹ hoặc làm ăn với các công ty của Mỹ.[189][190][191]

Ngày 06 tháng 01 năm 2011, Đại sứ Michael W.Michalak đã có cuộc họp báo kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam và trao đổi thêm về nhân quyền, theo đó ông khẳng định "về lĩnh vực nhân quyền, chúng ta đã thấy những tiến bộ, nét tích cực từ phía Việt Nam như việc Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong việc giảm nghèo hoặc mở rộng hoạt động của các nhóm tôn giáo". Ông cũng không quên nói thêm là "cũng còn những điều quan ngại".[192]

Phong trào đấu tranh vì nhân quyền hoạt động ngầm tại Việt Nam, trong đó có phong trào dưới sự hỗ trợ của Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam[ai nói?]. Bởi vì điều này, nhà sư Phật giáo Thích Quảng Độ được trao giải thưởng Nhân quyền Rafto vào ngày 21 tháng 9 năm 2006 cho quá trình đấu tranh lâu dài của ông cho dân chủ tại Việt Nam.[193] Các nhân vật bất đồng chính kiến điển hình cho tù nhân chính trị bao gồm Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Bàn, Nguyễn Chí ThiệnNguyễn Văn Đài. Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền [102] và UNPO[194] cũng nhận xét về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Cao ủy Nhân quyền Liên hợp Quốc [195] có một số khuyến cáo để Việt Nam tiếp tục nâng cao những thành tựu về tự do tôn giáo. Nghị viện châu Âu bày tỏ sự lo ngại về tình hình "đàn áp những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam", kêu gọi Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức vô điều kiện "những người hoạt động nhân quyền và tù chính trị", tuân thủ các hiệp ước đã ký về quyền con người, giải quyết hòa bình vụ mâu thuẫn ở tu viện Bát Nhã[196].

Phía Chính phủ Việt Nam cho rằng bức tranh tôn giáo ở Việt Nam thường bị xuyên tạc, bôi nhọ bởi các tổ chức hoạt động với động cơ chính trị chứ không phải động cơ tôn giáo. Bất cứ tổ chức tôn giáo nào thật sự hoạt động vì mục đích tôn giáo đều được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân nhưng Chính phủ không bao giờ công nhận những tổ chức mang danh nghĩa tôn giáo hoạt động vì mục đích khác nhằm phá hoại độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, mê tín dị đoan, xâm phạm đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tính mạng, tài sản, sức khỏe của nhân dân. Các hoạt động lợi dụng tôn giáo để bạo loạn lật đổ, chia rẽ, ly khai bị cấm ở Việt Nam. Hoạt động lợi dụng chiêu bài “tự do tôn giáo” để chống phá chủ nghĩa xã hội, chống phá Việt Nam không được Chính phủ và nhân dân Việt Nam ủng hộ. Việc phát tán tài liệu và truyền đạo trái phép, kể cả dùng biện pháp mua chuộc bằng vật chất, họ kích động chia rẽ các tôn giáo, móc nối với các phần tử đội lốt tôn giáo đã có nhiều hành vi trái pháp luật bị nghiêm cấm ở Việt Nam.

Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều hình thức tôn giáo từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, nội sinh và ngoại nhập. Bên cạnh những tín ngưỡng dân tộc: thờ vua Hùng, thờ thành hoàng, thờ tổ tiên và các tôn giáo: Phật giáo (hơn 7,5 triệu tín đồ), Thiên Chúa giáo (hơn 6 triệu), Hồi giáo (hơn 10 vạn). Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cũng như các tôn giáo ngoại nhập đều chung sống hòa bình với nhau, ít nhiều giao thoa, ảnh hưởng bởi truyền thống văn hóa Việt Nam, tuy có tranh chấp nhưng chưa bao giờ có xung đột, chiến tranh dưới lá cờ tôn giáo. Hòa hợp tôn giáo, tự do tôn giáo là một đặcđiểm có tính truyền thống của văn hóa Việt Nam.

Từ năm 1975 đến nay, số lượng tăng ni Phật giáo tăng hơn gấp đôi (15.000 tới 33.000), nhiều vị có học hàm, học vị. Số linh mục Thiên chúa giáo được phong trước năm 1975 là 1.178, từ năm 1975 đến nay là 1.222, như vậy toàn bộ số linh mục tại Việt Nam hiện nay là 2.400 (2.025 triều và 375 dòng). Số lượng kinh sách được xuất bản ở Việt Nam rất lớn: chỉ trong hai năm 2000-2001, riêng Nhà xuất bản Tôn giáo đã cho ra 400 đầu sách tôn giáo với hàng chục vạn bản và đã được giới thiệu ở Hội chợ sách TP. Hồ Chí Minh năm 2002. Trong cả nước Việt Nam có tới 21.000 cơ sở thờ tự của các tôn giáo lớn (14.000 nơi thờ tự của Phật giáo, 5.399 nhà nguyện của Thiên Chúa giáo, 440 nhà thờ Tin lành, 500 thánh thất Cao Đài…) chưa kể hàng vạn cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng, tâm linh khác. Cơ sở thờ tự được phép xây dựng khang trang quy mô, có bảo đảm cho những buổi lễ hội đông đến hàng chục vạn người như lễ hội La Vang. Bất cứ tổ chức tôn giáo nào thật sự hoạt động vì mục đích tôn giáo đều được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân. Nhưng Chính phủ không bao giờ công nhận những tổ chức mang danh nghĩa tôn giáo hoạt động vì mục đích khác nhằm phá hoại độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia, mê tín dị đoan, xâm phạm đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tính mạng, tài sản, sức khỏe của nhân dân.[197]

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

"Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, với sự hiện diện của các tôn giáo được truyền vào từ bên ngoài như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo… và các tôn giáo được hình thành trong nước như đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Nhiều tôn giáo có bề dày lịch sử và cũng có những tôn giáo mới hình thành. 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, trong đó trên 24 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau (so với khoảng 20 triệu người năm 2009). Tính trên cả nước có khoảng 25 ngàn cơ sở thờ tự và 45 trường đào tạo chức sắc tôn giáo.

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.[172]

Tính tới hết năm 2017, ước tính khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 24 triệu người công khai mình là tín đồ của một tôn giáo nào đó, có 38 tổ chức tôn giáo khác nhau. Các lễ hội của các tôn giáo như lễ giáng sinh, Lễ Phật đản đều được tổ chức theo đúng các nghi thức tôn giáo. Hàng năm, tại Việt Nam có hơn 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau được tổ chức ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng và là một trong những quyền cơ bản của con người. Nhà nước Việt Nam kiên quyết theo đổi chính sách tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tôn giáo, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thờ cúng và thực hành tín ngưỡng tôn giáo. Điều này được thể hiện rõ trong tất cả các bản Hiến pháp trong lịch sử của Việt Nam.

Luật pháp Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, cưỡng ép theo đạo hoặc bỏ đạo, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Nếu phạm tội này sẽ bị xử phạt tù từ 3 tháng đến 01 năm. Các quy định của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người và Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trên thực tế, người có tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được thực hành đầy đủ nghi lễ tôn giáo mà họ tin theo tại gia đình, cơ sở các tôn giáo hoặc các địa điểm đã được đăng ký với chính quyền. Mọi người được tự do chuyển đổi tôn giáo theo giáo lý, giáo luật của các tôn giáo.

Tại Việt Nam, đất đai do các cộng đồng tôn giáo quản lý không phải chịu thuế đất. Phía Chính quyền Việt Nam cũng đã chủ động cung cấp đất cho các cộng đồng tôn giáo để xây dựng cơ sở thờ tự, thực hành tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã giao 7.500m2 đất cho Tòa Tổng Giám mục xây dựng Trung tâm mục vụ và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam, Hà Nội đã cấp 20.000m2 đất cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xây dựng Học viện Phật giáo. Tòa Giám mục Buôn Mê Thuột được cấp 11.000m2 đất, Tòa Giám mục Đà Nẵng được cấp hơn 9.000m2 đất, Giáo xứ La Vang ở Quảng Trị được cấp thêm 15.000m2 đất đề xây dựng Trung tâm hành hương, Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam được cấp thêm 6.000m2 đất. 90% đất của các cộng đồng tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do và bình đẳng về tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số. Người Chăm theo Hồi giao và Bà-la-môn được tạo điều kiện thành lập các Ban đại diện cộng đồng. Nhà nước hỗ trợ in ấn kinh thánh bằng tiếng dân tộc thiểu số khi đã xuất bản hơn 30.000 cuốn kinh thánh bằng tiếng Ba-na, Ê-đe, Gia-rai, cho phép nhập và dịch Kinh Phật giáo Nam Tông Khmer, cho phép in và nhập kinh coran song ngữ Việt Nam - Ả-rập. Trung bình mỗi năm có hơn 1.000 ấn phẩm tôn giáo khác nhau với hơn 2.000.000 bản in được xuất bản tại Việt Nam.

Hoạt động hợp tác quốc tế của các tôn giáo ngày càng được mở rộng. Đặc phái viên không thường trú của Vatican đã thực hiện 31 chuyến thăm tới tất cả 26 giáo phận công giáo ở 60 tỉnh thành của Việt Nam. Hàng năm có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo của Việt Nam tham dự các hoạt động tôn giáo ở nước ngoài cũng như có hàng ngàn lượt người vào Việt Nam để giảng đạo cũng như tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng khác. Năm 2008, Đại hội Phật đản Thế giới đã được tổ chức tại Việt Nam. Năm 2009, Hội nghị Ni giới thế giới được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 2012, Hội nghị liên đoàn giám mục châu Á được tổ chức tại Đồng Nai.[198]

Quyền tự do đi lại, tự do cư trú

Xem thêm: Thuyền nhân

Ðiều 68, Hiến pháp 1992 quy định Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. Thực tế, ở Việt Nam hiện nay vẫn còn duy trì hệ thống hộ khẩu với các loại địa chỉ "thường trú", "tạm trú", "nguyên quán". Tuy nhiên, trên thế giới, không chỉ có Việt Nam thực thi chế độ hộ khẩu mà còn có Đài Loan, Nhật Bản. Với mỗi quốc gia, việc đăng ký thường trú của công dân tại địa phương là cần thiết, không chỉ để quản lý cư trú mà còn để công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi của mình tại địa phương đăng ký. Phải có đăng ký cư trú thì chính quyền địa phương mới biết mình đang quản lý ai, dân số bao nhiêu, lực lượng lao động như thế nào…, từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Và cũng chính quy định này, dẫn đến nhiều bất cập trong thực tế. Tuy nhiên, quản lý theo hình thức hộ khẩu hiện nay có một số điểm chưa phù hợp.[199] Để khắc phục tình trạng này chính quyền đã áp dụng các các tiến bộ công nghệ thông tin.[200] Tới tháng 11/2017, Chính phủ Việt Nam chuyển từ quản lý hộ khẩu sang số định danh cá nhân hay nói cách khác là quản lý dân cư bằng công nghệ.[201]

Nhà nước Việt Nam thừa nhận quyền tự do đi lại, tự do cư trú là quyền cơ bản của mỗi công dân. Việc tự do đi lại, tự do cư trú ngoài việc được quy định trong Hiến pháp 2013 còn được quy định tại Bộ luật Dân sự (2015), Luật quốc tịch, Luật Đầu tư nước ngoài... Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều công ước quốc tế về xuất nhập cảnh như: Công ước Viên về ngoại giao, Công ước Viên về lãnh sự, Công ước Chicago,... Chính phủ Việt Nam đã ký kết 78 hiệp định và thỏa thuận song phương về miền thị thực cho công dân các nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã tích cực tham gia Diễn đàn Á-Âu (ASEM) về quản lý dòng di cư, chương trình Thẻ đi lại Doanh nhân APEC, xem xét cho nhập quốc tịch Việt Nam với người không có quốc tịch, cư trú ở Việt Nam trên 20 năm mặc dù Việt Nam chưa tham gia Công ước quốc tế về người không quốc tịch.

Trong những năm qua, 40% thủ tục xuất nhập cảnh của Việt Nam đã được cắt giảm. Du học sinh Việt Nam hiện tại đang ở trên 50 quốc gia trên thế giới. Cũng như mọi quốc gia, quyền tự do đi lại, tự do cư trú tại việt Nam chỉ bị hạn chế theo luật định, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, tính mạng và tài sản của con người. Cũng như các quốc gia trên thế giới, hành vi lợi dụng quyền tự do đi lại và tự do cư trú để hoạt động thù địch, xâm phạm an ninh quốc gia và lợi ích công cộng đều bị xử lý theo pháp luật. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định hạn chế tự do đi lại và tự do cư trú hoặc cư trú bắt buộc để nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội.[202]

Quyền của người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ đề điều tra

Trong năm năm gần đây (2006-2010) báo cáo của chính phủ Ủy ban Nhân quyền của quốc hội Mỹ cho rằng Chính quyền Việt Nam vẫn cầm giữ nhiều tù nhân tôn giáo và chính trị trong nhà tù và đã tăng cường chiến dịch đàn áp của mình lên những người bất đồng chính kiến. Hơn một chục "nhà hoạt động dân chủ" đã bị bắt giữ kể từ tháng 11 năm 2006 [203]

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình: "Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm. Mọi người vi phạm pháp luật đề sẽ bị xét xử theo quy định của pháp luật".[204] Theo lời Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga, những người bị phía Hoa Kỳ gọi là tù nhân lương tâm hay tù nhân tôn giáo và chính trị đều là những người vi phạm pháp luật và Việt Nam xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.[205] Bà Nga cũng khẳng định Nhà Việt Nam là một Nhà nước pháp quyền, luôn bảo vệ quyền con người, những nhận định thiếu khách quan về tình hình Việt Nam là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ, độc lập, chủ quyền của Việt Nam.[206]

Theo phía các phương tiện thông tin ở Việt Nam cho hay từ năm 1945 đến năm 2007, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện 40 lần đặc xá cho hàng nghìn người phạm tội bị kết án phạt tù. Riêng năm 2007, Chủ tịch nước Việt Nam đã quyết định đặc xá tha tù trước thời hạn cho 8.066 phạm nhân, trong đó có 13 phạm nhân người nước ngoài.[207] và cũng trong năm 2007, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Đặc xá, đây là một bước thể chế hóa quan trọng (quy định thành Luật) với đối việc đặc xá ở Việt Nam, quy định rõ đối tượng, điều kiện, trình tự, thủ tục cũng như các ngoại lệ trong việc đặc xá.

Điều 71, Hiến pháp Việt Nam quy định "Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân."

Tuy nhiên, đài BBC đưa tin rằng Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã có "hồ sơ về 19 vụ tàn bạo của cảnh sát Việt Nam trong năm 2010 khiến 15 người chết".[208][209][210][211] Tuy nhiên, về mặt tổng thể, các quyền lợi của phạm nhân, người bị tạm giam, tạm giữ vẫn được đảm bảo.[212] Đặc biệt, trong năm 2016, phạm nhân và người bị tạm giam, tạm giữ vẫn được tham gia bầu cử.[213]

Trong 6 tháng đầu 2015, các trại tạm giam đã tổ chức tại bệnh xá cho 17.391 lượt phạm nhân, điều trị tại bệnh viện cho 1.168 phạm nhân khác. Các trại tạm gia, tạm giữ, nhà tù đều tổ chức cho phạm nhân học tập pháp luật, văn hóa, tổ chức đào tạo nghề, hướng nghiệp và giáo dục hướng thiện. Hình thức giáo dục cảm hóa được đặc biệt quan tâm. Trong 6 tháng đầu 2015, các trại giam đã tổ chức 407 lớp nghe thời sự, chính trị cho 202.204 lượt phạm nhân, 1.304 lớp giáo dục pháp luật, 103 lớp phòng chống ma túy và HIV/AIDS cho 35.090 lượt phạm nhân, 109 lớp học xóa mù chữ. Tính đến năm 2015, 44/49 trại giam trên toàn quốc đã có Trung tâm đào tạo nghề và hướng nghiệp. Thời gian lao động của phạm nhân được thực hiện đúng theo Luật Lao động, thời gian học tập được trừ vào thời gian lao động. Sau khi khảo sát các trại giam, các nhà quan sát quốc tế nhận định buồng giam sạch sẽ và đủ ánh sáng. Người bị giam giữ hoặc tạm giam, tạm giữ được quyền gặp thân nhân và luật sư; được tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng đầy đủ, có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ. Công tác đặc xá được diễn ra công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường về vật chất, danh dự và nhân phẩm nếu Nhà nước thực hiện giam giữ trái pháp luật. Luật này cũng cấm các hành vi truy bức, nhục hình, tra tấn, cá chình thức đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm gia, tạm giữ hoặc người đang trong thời gian thi hành án. Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người bị tạm giam, tạm giữ không bắt buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình và chỉ bắt, giữ người trong tình trạng khẩn cấp, trong thời hạn nhất định phải tiến hành trả tự do ngay lập tứ nếu không tìm thấy chứng cứ vi phạm.[214]

Trong các đợt biểu tình chống sự xâm chiếm của Trung quốc lên Biển Đông tháng 7/2011, công an tiến hành bắt bớ những người biểu tình. Giới nhân quyền quốc tế đã phản đối hành động trấn áp này.[215] Tuy nhiên, đây là những người quá khích hoặc những người lợi dụng lòng yêu nước để gây mất trật tự xã hội.[216]

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

"Việt Nam luôn tôn trọng các quyền con người cơ bản của những người bị tạm giữ, tạm giam. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của những người bị tạm giữ, tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác theo quy định của pháp luật; được tiếp cận thông tin qua hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình trong nhà tạm giữ, tạm giam; có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật và quy chế của nhà tạm giữ, tạm giam.

Những người đang chấp hành án phạt tù bị hạn chế một số quyền công dân nhưng vẫn được pháp luật bảo vệ và bảo đảm các quyền và tự do cơ bản.[172]

Quyền được xét xử công bằng, bình đẳng trước pháp luật

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

"Tại Việt Nam, hoạt động tố tụng được tiến hành trên nguyên tắc bảo đảm cho người tham gia tố tụng được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ, công bằng, dân chủ; bảo đảm việc xét xử được công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong khuôn khổ nhà nước pháp quyền.

Tòa án hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử. Tất cả các thẩm phán đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm (đối với Tòa án nhân dân tối cao) hoặc Chánh án Tòa cấp trên bổ nhiệm thay vì được bầu bởi cơ quan lập pháp cùng cấp như quy định trước đây. Luật pháp quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; chỉ có thông qua hoạt động xét xử, Tòa án mới ra phán quyết một người có tội hay không có tội bằng một bản án; không có ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án. Các phán quyết của Tòa án, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao được đăng công khai và in thành sách, một mặt giúp xây dựng môi trường pháp lý công khai, minh bạch, mặt khác giúp công chúng giám sát công tác xét xử của Tòa án, giúp cho việc xét xử được công bằng."[172]

Quyền bình đẳng trước pháp luật và được xét xử công bằng tại Việt Nam được bảo vệ bởi Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 khi bộ luật này quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Điều 19 bộ luật này đã có những quy định về quá trình cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật và tranh tụng tại tòa án. Bị can, bị cáo không bắt buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình. Trong trường hợp có người dân tộc tham gia phiên tòa nhưng không biết tiếng phổ thông, cơ quan Tư pháp phải có trách nhiệm bố trí người phiên dịch để phiên tòa được thực hiện công bằng, đúng đắn, nghiêm minh. Quy trình sơ thẩm, phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm được quy định rõ ràng để bảo vệ lợi ích chính đánh của các bên tham gia tố tụng. Luật pháp Việt Nam quy định Thẩm phán và Hội động xét xử phải làm việc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tòa án xét xử tập thể và tuân theo nguyên tắc đa số. Bị can, bị cáo được quyền nhờ người bào chữa khi không đủ khả năng tự bào chữa. Không ai được coi là có tội khi bản kết tội của Tòa án chưa có hiệu lực. Bản án chỉ được căn cứ với các chứng cứ được đưa ra trước tòa. Phán quyết của Tòa phải căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên xử...[217]

Quyền sống, quyền được tôn trọng về nhân phẩm và bất khả xâm phạm về thân thể

Quyền sống và quyền bất khả xâm phạm về thân thể được Hiến pháp 2013 và Bộ luật Hình sự (2015 sửa đổi 2017) thừa nhận. Theo đó, cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Chương XIV, Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định các hình phạt nhằm ngăn chặn các tội phạm liên quan đến xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, ngăn chặn bắt, giam giữ người trái phép, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.

Nhà nước Việt Nam cho rằng vẫn cần phải duy trì án tử hình trong thời điểm hiện tại để bảo vệ một cách cần thiết với cuộc sống bình yên của mọi người dân, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. Điều này chỉ nhằm mục đích răn đe và ngăn ngừa tội phạm. Những người ở độ tuổi vị thành niên, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người bị kết án là người trên 75 tuổi được miễn án tử hình. Điều này phù hợp với Điều 6, Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Số lượng tội chịu án tử hình được giảm từ 44 còn 29.[218]

Quyền được bảo vệ riêng tư

Quyền được bảo vệ riêng tư được Hiến pháp 2013 thừa nhận khi Hiến pháp quy định Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luậtthư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Bộ luật Dân sự (2015) quy định việc lưu giữ, thu thập và sử dụng công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình phải được người đó đồng ý, các thành viên trong gia đình đồng ý, các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau đã biết được trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng. Việt Nam quy định sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người dưới 15 phải được cha mẹ hoặc người đại diện của người đó đồng ý. Sử dụng hình ảnh để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị nghiêm cấm. Không được sử dụng lý lịch tự của người khác trái pháp luật.[219]

Quyền của các nhóm thiểu số

Chính phủ Việt Nam có các chính sách ưu tiên hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số. Con cái các gia đình dân tộc được hưởng điểm ưu tiên khi thi đại học, hưởng hỗ trợ tài chính khi học. Đề án 135 được ban hành nhằm mục đích nâng cao cuộc sống của các gia đình vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Quan điểm của chính quyền Việt Nam nhấn mạnh việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số, nhất là quyền phát triển, luôn là ưu tiên cao của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các nước và Liên Hiệp quốc về vấn đề này.[220]

Liên Hiệp quốc cũng đánh giá cao Việt Nam về bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền của nhóm dân tộc thiểu số. Ngày 15-3-2011, tại Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, chuyên gia độc lập về các vấn đề của người thiểu số, bà Gay McDougall đã có báo cáo hoan nghênh quyết tâm chính trị, các chính sách, biện pháp và chương trình của Chính phủ Việt Nam nhằm đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực. Bà cho rằng Việt Nam đã có các kinh nghiệm tốt về xóa đói giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số.[221]

Theo Báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam chu kỳ I:

Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam trong vấn đề dân tộc là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ. Nguyên tắc này được thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật...Việt Nam đang triển khai hai chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình Hỗ trợ Đất Sản xuất, Đất ở, Nhà ở và Nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134) và Chương trình Phát triển Kinh tế-Xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135). Việc triển khai các chương trình này đã góp phần nâng cao rõ rệt đời sống của người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa; cải thiện cơ sở hạ tầng, giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với khoa học, kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất, nâng cao ý thức trách nhiệm và đóng góp của người dân trong việc thúc đẩy phát triển và thu hẹp khoảng cách vùng miền. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng đề ra các chính sách trợ cước trợ giá, cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vay vốn phát triển sản xuất, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ một số dân tộc thiểu số có số dân rất ít người, cấp miễn phí 18 loại báo, tạp chí cho người dân ở vùng khó khăn...[222]

Ngày 31/3/2011, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) ra phúc trình cáo buộc chính phủ Việt Nam gia tăng đàn áp người Thượng ở Tây Nguyên, theo đó từ 2001 tới nay, 350 người Thượng đã nhận các án tù giam vì tội vi phạm an ninh quốc gia, thông qua các hoạt động biểu tình và làm lễ tại các địa điểm thờ tự không được pháp luật công nhận. HRW kêu gọi Chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC).[223] Các cáo buộc này bị phía Việt Nam cho là vô căn cứ, thiếu thông tin chính xác.

Trong Báo cáo Quốc gia về thực hiện quyền con người ở Việt Nam theo cơ chế kiểm định kỳ phổ cập (UPR) chu kỳ II được Liên hiệp quốc thông qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng:

"Nhà nước Việt Nam thực hiện đường lối nhất quán là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ. Hệ thống pháp luật Việt Nam liên tục được hoàn thiện, đáp ứng cơ bản chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số. Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện tham gia hệ thống chính trị, quản lý xã hội, quản lý nhà nước. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham chính ngày càng tăng, số lượng đại biểu Quốc hội là dân tộc thiểu số luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ dân số.[172]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhân quyền tại Việt Nam http://www.china.org.cn/english/features/bjrenquan... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40337871_Vi%... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40835907 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/1512... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0706/24/le.... http://www.latimes.com/news/la-na-vietnam6aug06-st... http://www.newsweek.com/apocalypse-then-157805 http://www.nhanquyenvn.com/2016/12/hoi-cuu-tu-nhan... http://vietnamupr.com/2014/06/upr-cua-viet-nam-va-... http://vietnamupr.com/ve-vietnam-upr/